Quân đội Liên Xô Danh_sách_các_đơn_vị_Liên_Xô_và_Đức_Quốc_xã_tham_chiến_tại_Mặt_trận_Rzhev-Sychyovka-Vyazma

Phương diện quân Kalinin

Do trung tướng I. S. Konev (đến tháng 8 năm 1942), trung tướng M. A. Purkayev (đến 4 năm 1943) chỉ huy. Thành phần bao gồm:

  • Tập đoàn quân 22 do các thiếu tướng V. I. Vostrukhov (đến tháng 3 năm 1942) và D. M. Seleznev chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 178, 179, 186, 220, 357.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo nòng dài 301, 390; các trung đoàn lựu pháo 43, 545; Tiểu đoàn súng cối 11; các trung đoàn phòng không 183, 397.
    • Thiết giáp: Tiểu đoàn xe tăng 129.
    • Công binh: các tiểu đoàn 115, 251.
  • Tập đoàn quân 29 do các thiếu tướng V. I. Shvetsov (đến tháng 9 năm 1942) và E. P. Zhuravlev chỉ huy. Tháng 9 năm 1942, tập đoàn quân này được chuyển giao cho Phương diện quân Tây; tháng 2 năm 1943, nó được rút về lực lượng dự bị của STAVKA. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 174, 243, 246, 252, 375; Trung đoàn trượt tuyết 29, các trung đoàn đặc nhiệm 16, 17, 18.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 432, Trung đoàn lựu pháo 644, Trung đoàn pháo chống tăng 873, Trung đoàn phòng không 213.
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh 63, 71, 267
  • Tập đoàn quân 30 do thiếu tướng D. D. Lelyushenko (đến 11 năm 1942 và thiều tướng V. I. Kolpakchi chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh cơ giới 107; các sư đoàn bộ binh 185, 251, 348, 363, 365, 371, 379; các sư đoàn kỵ binh 18, 24, 82; các tiểu đoàn bộ binh trượt tuyết 75, 76; Tiểu đoàn bộ binh độc lập 307.
    • Pháo binh: Các trung đoàn lựu pháo 392, 542; các tiểu đoàn pháo chống tăng 13, 24, 29, 43; Tiểu đoàn súng cối 12; các tiểu đoàn phòng không 61, 651.
    • Thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng 8, 21, 35, 58; các trung đoàn cơ giới 2, 46; Tiểu đoàn xe tăng đọc lập 145; Tiểu đoàn thiết giáp phòng không độc lập 21.
    • Công binh: Tiểu đoàn dò phá mìn 60, Tiểu đoàn cầu phà 133, Tiểu đoàn công binh công trình 263.
    • Không quân: Phi đội trinh sát, liên lạc 593.
  • Tập đoàn quân 39 (thành lập lần thứ nhất ngày 15-11-1941) do trung tướng I. I. Maslenikov chỉ huy. Biên chế ban đầu gồm có:
    • Bộ binh: các sư đoàn bộ binh 27, 158, 178, 348, 359; Trung đoàn bộ binh 130, các tiểu đoàn bộ binh trượt tuyết độc lập 73, 74, 81, 82, 83.
    • Pháo binh: Các trung đoàn lựu pháo 336, 646; Trung đoàn pháo nòng dài 360, các tiểu đoàn phòng không độc lập 102, 103, 202.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 153 gồm các tiểu đoàn 148, 165.
    • Công binh: Tiểu đoàn công binh công trình 39.
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân:
    • Bộ binh: Sư đoàn 256
    • Kỵ binh: Quân đoàn kỵ binh 11
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 108, các tiểu đoàn pháo binh độc lập 12, 64, 221.
    • Không quân: các sư đoàn tiêm kích 31, 38, 46; các trung đoàn cường kích 5 (cận vệ), 10, 193; các trung đoàn ném bom 132, 617; các trung đoàn vận tải 6 (cận vệ), 569.
  • Thay đổi biên chế trong quá trình chiến sự
    • Tháng 4 năm 1942: bổ sung Tập đoàn quân xung kích 3 (6 sư đoàn, 3 lữ đoàn, 11 tiểu đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn xe tăng, 4 trung đoàn pháo, súng cối và phòng không); Tập đoàn quân xung kích 4 (9 sư đoàn, 4 lữ đoàn, 24 tiểu đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn, 2 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo tự hành, 1 đoàn tàu bọc thép, 4 trung đoàn và 3 tiểu đoàn pháo, súng cối và phòng không); Tập đoàn quân 31 (3 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh, 2 trung đoàn pháo binh).
    • Tháng 7 năm 1942: bổ sung Tập đoàn quân 41 (5 sư đoàn và 1 khung sư đoàn bộ binh, 3 trung đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn xe tăng); Tập đoàn quân 58 (4 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 2 lữ đoàn xe tăng); Tập đoàn quân không quân 3 (3 sư đoàn tiêm kích, 1 sư đoàn ném bom, 2 sư đoàn cường kích, 8 trung đoàn ném bom - vận tải).
    • Tháng 10 năm 1942: rút bớt các tập đoàn quân 30, 31, 58; bổ sung Tập đoàn quân 43 (7 sư đoàn bộ binh, 5 trung đoàn pháo, súng cối, phòng không).

Phương diện quân Tây

Do đại tướng G. K. Zhukov (đến tháng 8 năm 1942) và thượng tướng I. S. Konev (đến tháng 2 năm 1943) và trung tướng V. D. Sokolovsky chỉ huy. Thành phần bao gồm:

  • Tập đoàn quân xung kích 1 do các trung tướng V. I. Kuznetsov (đến tháng 5 năm 1942), V. Z. Romanovsky (đến tháng 1 năm 1942), V. I. Morozov (đến tháng 2 năm 1943) và G. P. Korotkov chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các lữ đoàn bộ binh 29, 41,,44, 46, 47, 50, 55, 56; các lữ đoàn hải quân đánh bộ 62, 71, 84; các tiểu đoàn bộ binh trượt tuyết 1, 4, 5, 6, 7, 8, 17, 18, 19, 20; Tiểu đoàn bộ binh độc lập 310.
    • Kỵ binh: Các sư đoàn kỵ binh 17, 44.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 701, Trung đoàn lựu pháo 641, các tiểu đoàn pháo binh độc lập 1, 3, 38.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 123, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 23.
    • Không quân: Sư đoàn cường kích 23; Trung đoàn vận tải 710.
    • Công binh: Tiểu đoàn cầu đường 2, các tiểu đoàn công binh công trình 214, 244, 381.
  • Tập đoàn quân 5 (thành lập lần thứ hai) do trung tướng L. A. Govorov (đến tháng 4 năm 1942), các thiếu tướng I. I Fedyuninsky (đến tháng 10 năm 1942), thiếu tướng Y. T. Cherevichenko (đến tháng 2 năm 1943 và trung tướng V. S. Polenov chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: các sư đoàn bộ binh 19, 32, 50, 108, 144, 329, 336; Sư đoàn bộ binh cơ giới 82; các lữ đoàn bộ binh 37, 43, 60; các trung đoàn bộ binh 2, 457, 1310; Tiểu đoàn bộ binh đọc lập 300.
    • Pháo binh: Các trung đoàn lựu pháo 537, 552, 554, 572, 995; các trung đoàn pháo nòng dài 509, 703; các tiểiu đoàn pháo binh độc lập 2, 5, 27, 28, 37.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 20, Trung đoàn cơ giới 36, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 7.
    • Không quân: Các trung đoàn vận tải 611, 692; phi đội trinh sát - liên lạc 702.
    • Công binh: Tiểu đoàn cầu đường 129, Tiểu đoàn công binh công trình 467.
  • Tập đoàn quân 10 (thành lập lần thứ ba) do trung tướng F. I. Golikov (đến tháng 2 năm 1942) và thiếu tướng V. S. Popov chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 239, 322, 323, 324, 325, 326, 328, 330.
    • Pháo binh: Sư đoàn pháo binh cận vệ 10.
    • Không quân: Phi đội trinh sát, liên lạc 706
    • Công binh: các tiểu đoàn công binh công trình 694, 695.
  • Tập đoàn quân 16 (thành lập lần thứ 2) do các trung tướng K. K. Rokossovsky (đến tháng 7 năm 1942) và I. Kh. Bagramian chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 9 (cận vệ), 18, 354; các lữ đoàn bộ binh 18, 36, 40, 49;
    • Kỵ binh: Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 có các sư đoàn kỵ binh cận vệ 3, 4 và sư đoàn kỵ binh 20.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo nòng dài 138, 471, 523; các trung đoàn lựu pháo 289, 296, 610, 694; các trung đoàn súng cối 768, 863, 871; các tiểu đoàn hỏa tiễn cận vệ 17, 26, 30, 31; Trung đoàn phòng không 172.
    • Thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng 22, 146; Tiểu đoàn xe tăng 140; Đoàn tàu hỏa bọc thép 21.
    • Công binh: Tiểu đoàn công binh công trình 42; các tiểu đoàn công binh cầu đường 243, 499.
  • Tập đoàn quân 20 (thành lập lần thứ 2) do các trung tướng A. A. Vlasov (đến tháng 3 năm 1942), M. A. Reiter (đến tháng 9 năm 1942), thiếu tướng N. I. Kiryukhin (đến tháng 12 năm 1942), trung tướng M. S. Khozin (đến tháng 4 năm 1943) và thiếu tướng N. E. Berzarin chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 331, 352; các lữ đoàn bộ binh 17, 28, 35; Lữ đoàn hải quân đánh bộ 64.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 517, Trung đoàn lựu pháo 483, các tiểu đoàn súng cối cận vệ 7, 15, 35.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 1; các lữ đoàn xe tăng 17, 24, 31, 145; Đoàn tàu hỏa bọc thép 53.
    • Không quân: Phi đội trinh sát-liên lạc 601
    • Công binh: Tiểu đoàn công binh công trình 226, các tiểu đoàn công binh cầu đường 127, 291.
  • Tập đoàn quân 33 do trung tướng M. E. Efremov (đến tháng 4 năm 1942), đại tướng K. A. Mereskov (đến tháng 6 năm 1942), trung tướng M. S. Khozin (đến tháng 10 năm 1942) và trung tướng V. N. Gordov chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 1; các sư đoàn bộ binh 93, 110, 113, 201, 222, 338; các sư đoàn bộ binh nhẹ 23, 24.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo nòng dài 109, 364, 486; các trung đoàn lựu pháo 320, 403, 557; các tiểu đoàn pháo chống tăng 551, 600; các tiểu đoàn súng cối cận vệ 18, 25, 42; 1/2 trung đoàn Katyusha 3/590.
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh công trình 246, 321.
  • Tập đoàn quân 43 do trung tướng K. V. Golubev chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 17, 53, 415; Quân đoàn trượt tuyết 5 (các lữ đoàn trượt tuyết 10, 201), tiểu đoàn bộ binh độc lập.
    • Pháo binh: 1/2 trung đoàn Katyusha 3/590; Trung đoàn pháo nòng dài 998; các trung đoàn lựu pháo 868, 869; Trung đoàn pháo chống tăng độc lập 275; Tiểu đoàn súng cối độc lập 24; các tiểu đoàn súng cối cận vệ 22, 41; các trung đoàn phòng không 64, 71 164, 230, 304.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 26; Đoàn tàu hỏa bọc thép "Công nhân Podolsk".
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh công trình: 37, 38; các tiểu đoàn công binh cầu đường 273, 312; tiểu đoàn dò phá mìn 538.
  • Tập đoàn quân 49 do thiếu tướng I. G. Zakharkin chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh cận vệ 5, các sư đoàn bộ binh 60, 133, 173, 194, 238; các lữ đoàn bộ binh 19, 26, 30, 34; tiểu đoàn bộ binh độc lập 299.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo nòng dài 410, 564, 570; các trung đoàn lựu pháo 304, 593, 992; các tiểu đoàn súng cối cận vệ 4, 20, 33.
    • Thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng 18, 23.
    • Không quân: Phi đội trinh sát-liên lạc 686.
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh công trình 84, 103; các tiểu đoàn công binh cầu đường 452, 518.
  • Tập đoàn quân 50 do trung tướng I. V. Boldin chỉ huy. Bien ché tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 154, 217, 258, 290, 340, 413
    • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 31.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 447; các tiểu đoàn súng cối cận vệ 21, 23, 34, 36 112; Trung đoàn phòng không 168.
    • Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 112; Lữ đoàn xe tăng 32, Tiểu đoàn xe tăng độc lập 131; Đoàn tàu hỏa bọc thép 22.
    • Không quân: Phi đội không quân hỗn hợp 698.
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh công trình 5, 70; các tiểu đoàn công binh cầu đường 451, 466.
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh 160.
    • Kỵ binh: Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (các sư đoàn kỵ binh cận vệ 1, 2); các sư đoàn kỵ binh 4, 41, 57, 75.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo nòng dài 39, 528; Trung đoàn Katyusha 544; các trung đoàn lựu pháo 316, 533, 540, 766, 989; các trung đoàn súng cối cận vệ 8, 11, 12, 16, 19, 32; các trung đoàn phòng không 4, 21, 86, 111, 152, 210, 525.
    • Thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng 5, 9; Tiểu đoàn xe tăng độc lập 35; Đoàn thàu hỏa bọc thép 6.
    • Không quân: Các sư đoàn không quân hỗn hợp 28, 43, 47, 77, 146; Cụm không quân phòng không của tướng Nikolayenko (các sư đoàn không quân tiêm kích 10, 60), các phi đội trinh sát-liên lạc-cứu hộ 700, 701, 703.
    • Công binh: các tiểu đoàn công binh công trình 6, 111, 113, 122; các tiểu đoàn công binh dò phá mìn 9, 51, 61, 62, 64; các tiểu đoàn công binh cầu đường 136, 145, 290.
  • Thay đổi biên chế trong quá trình chiến sự:
    • Tháng 4 năm 1942: Rút bớt Tập đoàn quân xung kích 1, bổ sung Tập đoàn quân 61 từ Phương diện quân Bryansk sang (6 sư đoàn bộ binh, 5 trung đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn xe tăng, 3 trung đoàn không quân); Quân đoàn công binh đặc nhiệm (8 lữ đoàn công binh).
    • Tháng 7 năm 1942: Bổ sung Tập đoàn quân không quân 1 (4 sư đoàn tiêm kích, 2 sư đoàn ném bom, 5 sư đoàn cường kích, 1 sư đoàn vận tải, 1 trung đoàn trinh sát-liên lạc, 1 trung đoàn cứu hộ).
    • Tháng 10 năm 1942: Bổ sung các tập đoàn quân 29, 30, 31 (chuyển từ Phương diện quân Kalinin sang).

Phương diện quân Bryansk

Do các trung tướng Ya. T. Cherevichenko (đến tháng 4 năm 1942), F. I. Golikov (đến tháng 7 năm 1942), N. E. Chibisov (đến tháng 9 năm 1942), K. K. Rokossovsky (đến tháng 9 năm 1942) và thượng tướng M. A. Reiter lần lượt chỉ huy. Thành phần bao gồm:

  • Tập đoàn quân 3 do các thiếu tướng P. I. Batov (đến tháng 2 năm 1942), F. F. Zhmachenko (đến tháng 5 năm 1942) và P. P. Korzun lần lượt chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh cận vệ 6; các sư đoàn bộ binh 137, 212, 269, 283.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 569, Trung đoàn súng cối cận vệ 6, Trung đoàn phòng không 42.
    • Không quân: Sư đoàn không quân hỗn hợp 11
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh 511, 512.
  • Tập đoàn quân 13 do thiếu tướng N. P. Pukhov chỉ huy. Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 6, 132, 143, 148, 307.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo binh 455, 462.
    • Không quân: Sư đoàn không quân hỗn hợp 61.
    • Công binh: Các tiểu đoàn công binh công trình 27, 275; Tiểu đoàn công binh cầu đường 533.
  • Tập đoàn quân 61 do các trung tướng M. M. Popov (đến tháng 6 năm 1942) và P. A. Belov chỉ huy, Biên chế tháng 1 năm 1942 gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 342, 346, 350, 356, 387.
    • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 91.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 207; các trung đoàn súng cối cận vệ 40, 201.
    • Thiết giáp: Tiểu đoàn xe tăng 142.
    • Không quân: Sư đoàn không quân hỗn hợp 12
  • Cụm kỵ binh cơ giới Kostenko do trung tướng F. Ya. Kostenko chỉ huy. Biên chế gồm có:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh cận vệ 1
    • Kỵ binh: Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 (các sư đoàn kỵ binh cận vệ 5, 6 và 32), các sư đoàn kỵ binh 52, 55.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 642.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 129, Lữ đoàn cơ giới 34.
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân:
    • Bộ binh: Các sư đoàn bộ binh 121, 287; các tiểu đoàn bộ binh độc lập 100, 101.
    • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh cận vệ 21, các sư đoàn kỵ binh 29, 83.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 420, Trung đoàn lựu pháo 1002, Trung đoàn súng cối cận vệ 49, các trung đoàn phòng không 46, 386.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 150.
    • Công binh: Tiểu đoàn công binh dò phá mìn 50, các tiểu đoàn công binh công trình 513 532, 535.
  • Thay đổi biên chế trong quá trình chiến sự:
    • Tháng 4 năm 1942: Rút Tập đoàn quân 61 chuyển cho Phương diện quân Tây, giải thể Cụm kỵ binh cơ giới Kostenko, bổ sung Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6 (3 lữ đoàn công binh công trình, 1 tiểu đoàn dò phá mìn).
    • Tháng 7 năm 1942: Bổ sung Tập đoàn quân 40 (6 sư đoàn và 3 lữ đoàn bộ binh, 9 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn phòng không); bổ sung Tập đoàn quân 48 (3 sư đoàn và 2 lữ đoàn bộ binh, 1 sư đoàn kỵ binh, 7 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn phòng không, 2 lữ đoàn xe tăng, 2 đoàn tàu bọc thép); bổ sung Tập đoàn quân xe tăng 5 (7 lữ đoàn xe tăng, 2 lữ đoàn cơ giới, 1 sư đoàn bộ binh); bổ sung Tập đoàn quân không quân 2 (3 sư đoàn tiêm kích, 2 sư đoàn ném bom, 3 sư đoàn cường kích, 1 cụm hàng không dân dụng).
    • Tháng 10 năm 1942: Rút tập đoàn quân không quân 2 chuyển cho Phương diện quân Stalingrad, bổ sung Tập đoàn quân không quân 15 (1 sư đoàn và 1 trung đoàn tiêm kích, 1 sư đoàn ném bom, 1 sư đoàn cường kích, 4 trung đoàn vận tải, 1 trung đoàn trinh sát-liên lạc-cứu hộ).
    • Tháng 1 năm 1943: Rút Tập đoàn quân 40 chuyển cho Phương diện quân Voronezh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_các_đơn_vị_Liên_Xô_và_Đức_Quốc_xã_tham_chiến_tại_Mặt_trận_Rzhev-Sychyovka-Vyazma http://www.axishistory.com/index.php?id=2055 http://www.axishistory.com/index.php?id=2058 http://www.axishistory.com/index.php?id=2074 http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Gliederungen/H... http://startext.net-build.de:8080/barch/MidosaSEAR... http://startext.net-build.de:8080/barch/MidosaSEAR... http://www.cgsc.edu/CARL/nafziger/939GXPC.PDF http://www.cgsc.edu/CARL/nafziger/939GXXB.PDF http://www.cgsc.edu/CARL/nafziger/939GXXI.PDF http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=c...